Chủ đề Sinh tế và Chuộc tội
Đức Chúa Trời “che đậy” sự gian ác của nhân loại qua các tế lễ bằng động vật để cuối cùng chỉ về Đức Chúa Giê-xu, sự chết và sống lại của Ngài.
Giới thiệu về Sinh tế và Chuộc tội
Mặc dù ai cũng muốn sống trong một thế giới tốt lành và công bằng, chúng ta luôn bị một điều gì đó thúc đẩy để gây ra tàn phá và hủy diệt. Trong Kinh Thánh, chúng ta thấy bản chất xấu xa gây phá hoại theo hai cách. Thứ nhất là tác động trực tiếp gây thiệt hại cho người khác. Tác động tực tiếp này cần được khắc phục bằng cách sửa chữa tất cả những thiệt hại do nó gây ra. Chẳng hạn như, nếu một người trộm tài sản của một người khác, họ cần sửa chửa bằng việc trả lại những gì họ đã lấy.
Nhưng cũng có một tác động gián tiếp mà Kinh Thánh nhắc đến. Đó là phá hủy mối liên hệ với Đức Chúa Trời, phá hủy lòng tin và cảm xúc. Tác động này cần được khắc phục bằng một cách khác.
Rất nhiều người nghĩ rằng Đức Chúa Trời có trách nhiệm sửa chữa tác động này và đem cái ác ra khỏi thế giới. Tuy nhiên, cái ác, điều đang hủy hoại mối quan hệ và tàn phá thế giới, cũng chính là cái xấu xa tồn tại bên trong mỗi chúng ta. Để xóa cái ác khỏi thế gian, Đức Chúa Trời phải hủy diệt tất cả chúng ta. Cảm ơn Chúa, Đức Chúa Trời có kế hoạch để loại bỏ điều xấu xa ra khỏi thế giới mà không phải hủy diệt con người.
Trong phần đầu của câu chuyện Kinh Thánh, động vật bị giết để chuộc tội lỗi con người. Dù chính con người mang tội đáng phải đem ra khỏi thế giới, một con vật đã thế vào chỗ đó. Huyết của con vật được thầy tế lễ rưới tượng trưng cho sự tẩy sạch những hậu quả gián tiếp của sự xấu xa trong cộng đồng. Tiến trình này được gọi là thanh tẩy, và nó có thể khiến người Y-sơ-ra-ên đến được với Đức Chúa Trời.
Mặc dù sự chuộc tội trong Cựu Ước chỉ là giải pháp tạm thời đối với điều ác, cái ác vẫn tồn tại dù có bao nhiêu tế lễ đi nữa.
Những tế lễ trong Cựu Ước này không đủ để chuộc tội lỗi con người. Về vấn đề này, tiên tri Ê-sai đã dự ngôn về một vị vua sẽ đến như một người phục vụ và chết thay cho người Y-sơ-ra-ên, giao phó mạng sống Ngài để chuộc tội lỗi con người. Vị vua mà tiên tri Ê-sai đã dự ngôn đó chính là Đức Chúa Giê-xu.
Trong các sách Tân Ước, chúng ta thấy làm thế nào sự chết của Đức Chúa Giê-xu chuộc lấy tội lỗi chúng ta, che đậy món nợ mà con người nợ Chúa vì gây ra sự gian ác và chết chóc trên toàn thế gian. Tân Ước cũng nói về sự chuộc lỗi của Đức Chúa Giê-xu như là một sự thanh tẩy. Giống như con sinh tế, huyết của Đấng Christ rửa sạch mọi hư hoại và tác động gián tiếp của tội lỗi, thanh tẩy và thánh hóa thế giới.
Tuy nhiên câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đó. Bởi vì Đức Chúa Giê-xu chiến thắng sự chết và phục sinh, Ngài chính là sinh tế hoàn hảo để tiếp tục ban chính Ngài cho những ai cần đến. Bởi vì Đấng Christ là sinh tế hoàn hảo, nghi thức tế lễ bằng động vật không còn cần đến.
Nhưng nghi thức đó được thay thế bằng hai nghi thức khác. Một là phép báp-têm. Giống như Đức Chúa Giê-xu, Đấng đã xuống phần mộ và sống lại, Cơ Đốc Nhân cũng dầm mình xuống nước và bước lên với một con người mới. Bằng cách này, phép báp-têm kết nối chúng ta với sự chết, chôn và sống lại của Đức Chúa Giê-xu. Nghi thức thứ hai mà Đấng Christ đã thiết lập đó là Tiệc Thánh, tái hiện lại bữa tiệc cuối cùng của Đức Chúa Giê-xu, giúp Cơ Đốc Nhân nhớ đến sự hy sinh của Chúa vì chúng ta.
Nhờ sự chuộc tội trong Đạo Cơ Đốc cùng các nghi thức kết nối chúng ta với sự chuộc tội đó, chúng ta có thể được tha tội và bước đi trong sự đổi mới cùng Đức Chúa Trời.